LỊCH SỬ - VĂN HÓA LỊCH SỬ - VĂN HÓA

LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC LUÔN ĐÁNG NHỚ, ĐỪNG CỐ GẮNG PHỦ NHẬN
Ngày đăng 24/05/2023 | 15:03  | Lượt xem: 147

LỊCH SỬ ĐẤT NƯỚC LUÔN ĐÁNG NHỚ, ĐỪNG CỐ GẮNG PHỦ NHẬN

Sơn Tùng M-TP là một trong những nghệ sĩ rất yêu nước. Từ khi khởi nghiệp sự nghiệp ca hát, chàng trai người Thái Bình đã có những bài đăng chúc mừng sinh nhật Bác, ủng hộ chủ quyền Việt Nam, nhiều lần tham gia vào những dự án thiện nguyện, có những ca khúc kêu gọi sự đoàn kết… Trong tâm khảm làm nghề, không ít lần Sơn Tùng M-TP muốn đưa âm nhạc Việt Nam ra thế giới và đưa hình ảnh đất nước ra xa hơn. Ca khúc “Tiến Lên Việt Nam Ơi!” của Sơn Tùng M-TP còn là một trong những ca khúc cổ vũ thể thao nổi tiếng hiện tại mặc dù đã ra mắt được 8 năm.

Sơn Tùng M-TP gặp nhiều “điều tiếng” không hay trong sự nghiệp, nhưng nhìn chung lại, bao nhiêu phần trăm trong những “điều tiếng” đó là sự thực. Và rõ ràng và cũng chẳng ai có thể phủ nhận lòng nhiệt thành với Tổ Quốc của chàng trai người Thái Bình. Với Chi Pu cũng tương tự, gặp khá nhiều vấn đề liên quan đến sự nghiệp và tham vọng trở thành ca sĩ, Chi Pu có không ít “antifan”. Nhưng trong trách nhiệm với đất nước, cô gái gốc Hà Thành đã tham gia nhiều dự án hỗ trợ ngư dân, góp kinh phí chống dịch… Khi tham gia chương trình ở Trung Quốc, Chi Pu đã nỗ lực quảng bá văn hóa, ẩm thực và hình ảnh đất nước, nhiều người Trung Quốc còn đặt lịch du lịch Việt Nam vì Chi Pu…

Còn Hanni Phạm là một cô gái như thế nào? Không có bất cứ một thành tích và cống hiến trực tiếp gì Việt Nam, thứ mà cô gái này có là "gốc Việt". Trước đây, Hanni Phạm vướng phải tranh cãi là gia đình cô theo VNCH và chống chính quyền rất mạnh mẽ. Gần đây, Hanni Phạm cũng lộ ra ảnh hồi bé cầm lá cờ VNCH và tham gia biểu tình chống chính quyền. Nhưng cái người ta lên án nhất là việc cô này hoặc gia đình đã lừa dối khán giả, khẳng định rằng tư tưởng của cô hoàn toàn bình thường và trung lập, kêu gọi khán giả Việt ủng hộ. Và sau khi vỡ lở khiến cho người ngỡ như là một sự phản bội vậy. Hanni Phạm chỉ có quốc tịch Úc.

Vậy nên, việc tạp chí L'OFFICIEL Việt Nam đưa Sơn Tùng, Chi Pu làm ví dụ minh họa cho việc các thần tượng cộng đồng mạng “bash” và nhằm minh oan cho Hanni Phạm có chính xác không? Tất nhiên, Sơn Tùng và Chi Pu đều là hai ngôi sao có khá nhiều người không ưa, nhưng quan trọng là không ưa vì lý do gì? Ai lại lấy 2 ngôi sao có tình yêu, trách nhiệm với đất nước để bào chữa cho một ngôi sao “gần như chẳng có gì” với đất nước?

Hanni Phạm bị lên án KHÔNG PHẢI CHỈ vì có gốc gác VNCH. Hãy nhìn xem biết bao ca sĩ, ngôi sao chửi cộng sản như rang lạc nhưng sau này vẫn được cho về nước hoặc hơn là biểu diễn, xuất hiện trên truyền hình báo chí? Nguyễn Cao Kỳ Duyên? Chế Linh? Và thậm chí là cả Đan Nguyên?

Tiếp nữa, L'OFFICIEL Việt Nam viết rằng những sự kiện Việt Nam trong quá khứ là “không đáng nhớ” vào đúng ngày sinh nhật của Chủ tịch Hồ Chí Minh, cũng là ngày thành lập mặt trận Việt Minh. Những dòng viết này mang hàm ý gì? Chiến công hay sự kiện lịch sử nào là không đáng nhớ? Việc đánh bại Pháp làm động lực cho hàng chục quốc gia khác hay việc thống nhất đất nước là “không đáng nhớ”?

Phải chăng do làm việc tại L'OFFICIEL là một tạp chí có nguồn gốc Pháp - một quốc gia bị Việt Minh đánh bại và bị hất cẳng khỏi Đông Dương, nên mới có những dòng viết như vậy? Trong khi tại chính nước Pháp, tượng đài của Bác xuất hiện tại Paris và trên những con đường. Các cựu binh Pháp còn chấp nhận rằng họ đã thua cuộc và không nên xuất hiện ở Việt Nam. Vậy mà giờ lại đi chạy tội cho sự xâm lược? Đến nay, người dân châu Phi, châu Á, Nam Mỹ, vẫn nhớ về Việt Nam với chiến công này, vậy mà có những người Việt Nam lại bảo là “không đáng nhớ”.

Đừng lấy Sơn Tùng và Chi Pu ra để bào chữa và làm "bia đỡ đạn" cho một cô gái quốc tịch Úc lại có những khúc mắc về đời tư chính trị, vốn chẳng đáng một chút nào.

Và sự kiện lịch sử là không đáng nhớ? Hay là những thứ đáng nhớ với các bạn chỉ là những “hào quang rực rỡ” giả tạo được xây dựng bằng máu, nước mắt, da thịt của những người Việt bị đô hộ trong quá khứ?

#tifosi

Có thể là hình ảnh về 5 người, cờ và văn bản